Xử lý mùi hôi được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như trong các hệ thống xử lý mùi chuồng nuôi, hệ thống xử lý mùi bãi rác…

 Ảnh hưởng của mùi hôi.

  • Gây khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cảm nhận của người vận hành,
  • Gây ức chế khó chịu, và làm xấu cảnh quan, khuôn viên công ty
  • Đặc biệt, hệ thống đang vận hành nếu phát sinh mùi hôi có thể là biểu hiện để nhận biết hệ thống đang gặp sự cố và ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra

Nguyên nhân phát sinh mùi hôi.

  • Mùi hôi phát sinh từ bể tự hoại hay bể phốt: NH3, H2S, CH4..
  • Mùi hôi phát sinh từ bể biều hòa:  H2S, CH4
  • Mùi hôi phát sinh từ cụm bể sinh học
  • Mùi của các loại hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước thải.
  • Mùi hôi phát sinh từ bể chứa bùn và các quá trình xử lý bùn, bùn thải: NH3 và H2S

Các phương pháp xử lý mùi hôi

Các phương pháp kiểm soát mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải bao gồm một chuỗi các biện pháp sau:

Tháp xử lý mùi hôi
  • Đối với nước thải có mùi hôi, hệ thống thu gom nước thải phải được làm kín, có lắp đặt các con thỏ ngăn mùi tại các điểm phát sinh nước thải.
  • Tính toán lượng khí sục vào bể điều hòa, cụm bể sinh học hợp lý để đảm bảo không có quá trình kỵ khí diễn ra tại đây
  • Đối với bể tự hoại nên có hệ thống thông khí, trong trường hợp gần hệ thống xử lý nước thải thì có đường thu gom khí về chung hệ thống xử lý mùi cho hệ thống xử lý nước thải.
  • Nên có khu vực riêng thông thoáng để chứa hóa chất, có mái che đậy tránh trường hợp phát sinh mùi không kiểm soát
  • Hấp thụ khí là quá trình chuyển các cấu tử khí cần xử lý vào trong pha lỏng nhờ quá trình hòa tan khi chúng tiếp xúc với nhau. Các dung dịch sử dụng trong phương pháp này thường là nước hoặc dung dịch hữu cơ, vô cơ loãng, được gọi là dung dịch hấp thụ. Chất khí ô nhiễm gọi là chất bị hấp thụ.

Có 2 kiểu hấp thụ:

  • Hấp thụ vật lý: Trong quá trình hấp thụ không xảy ra tương tác hóa học, hấp thụ vật lý là quá trình thuận nghịch.
  • Hấp thụ hóa học: Trong quá trình hấp thụ có xảy ra phản ứng hóa học.

Với quá trình hấp thụ xử lý khí ô nhiễm thì hấp thụ hóa học đặc biệt thuận tiện vì có liên kết bền vững.

Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ là quá trình phân tách khí dựa trên ái lực của một số chất rắn đối với một số loại khí có mặt trong hỗn hợp khí nói chung và trong khí thải nói riêng.

Tháp hấp thụ (Wet Scrubber) có các dạng sau:

Xử lý mùi hôi
  • Tháp rữa rỗng
  • Tháp đệm
  • Tháp đĩa lưới
  • Tháp phun tia
  • Tháp sủi bọt
  • Tháp venturi…

Xử lý mùi hôi

 Tháp hấp thụ được dùng để lọc hơi khí độc có lẫn rất ít bụi để tránh nghẹt lớp đệm. Tốc độ dòng khí qua lớp đệm được cấu tạo sao cho tránh hiện tượng sặc trong lớp đệm. Trong thực tế, người ta thường kết hợp buồng phun và tháp đệm để tiến hành lọc hơi khí độc. Thiết bị loại này có một buồng phun ở phía trên và một tháp đệm ở phía dưới.

 Khi thải đi từ dưới lên qua tháp đệm và qua buồng phun, sau đó được đưa qua một lớp vật liệu rỗng khác để tách lại các hạt nước phun.

 Vận tốc dòng khí đi qua lớp đệm trong khoảng v=1~1,5 m/s. Chiều dày lớp đệm h = 0,4~3 m. Dung dịch hấp thụ được phân phối đều trên toàn mặt cắt ngang tháp bắng vòi phun hay ống khoan lỗ.

 Cường độ tưới dung dịch hấp thu μ = 1,5 ~ 4 kg/kg kk. Trở lực của tháp cho dòng khí thải p = 60 x (h/0,4) kg/m2.

 Các khí được hấp thụ khi dùng tháp hấp thụ:

chất hấp thụ

 Ưu điểm:

  • Hiệu suất cao, đặc biệt đối với chất khí có khả năng hòa tan tốt.
  • Có thể xử lý khí có nhiệt độ thấp và lưu lượng lớn.
  • Vận hành đơn giản, dễ bảo quản sữa chữa.
  • Dung dịch hấp thụ dễ kiếm, có thể hoàn nguyên.
  • Có thể kết hợp xử lý khí với tách bụi và làm lạnh

Nhược điểm:

  • Nếu sử dụng hoàn nguyên thì tốn chi phí hoàn nguyên dung dịch.
  • Nếu không hoàn nguyên thì phải xử lý nước thải.
  • Tốn năng lượng.
  • Chiếm nhiều diện tích.

 Vật liệu đệm xử lý lý mùi hôi: 

 Vật liệu đệm là thành phần chính cấu tạo nên lớp đệm được sử dụng trong tháp hấp thụ.

 Lớp đệm là các vật liệu đệm như vòng Raschig hoặc nếu không nó có thể là một vật liệu có cấu trúc được thiết kế đặc biệt. Vật liệu đệm cũng có thể là các hạt xúc tác hoặc viên zeolite, than hoạt tính dạng hạt,…

 Lớp vật liệu đệm được lấp đầy với vật liệu đệm đổ ngẫu nhiên (lớp đệm ngẫu nhiên). Hoặc với các vật liệu đệm được sắp xếp hoặc xếp chồng lên nhau (lớp đệm xếp chồng).  Hình dạng, diện tích bề mặt và độ rỗng của vật liệu đệm. Là những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý.

 Các loại vật liệu đệm dùng xử lý mùi hôi

 Vật liệu đệm trên thị trường có các kích cỡ từ 3mm đến khoảng 75mm, độ rỗng (khoảng 65-95%). Là loại vật liệu đệm tốt vì nó cho phép một lượng lớn chất lỏng tiếp xúc với khí thải khi đi qua lớp đệm. Ngoài ra, độ rỗng của các vật liệu đệm cao sẽ làm giảm trở lực quá trình hấp thụ.

 Có ba loại vật liệu đệm:

 Gốm sứ: độ ẩm cao, chống ăn mòn ở nhiệt độ cao, độ bền kém.

 Kim loại: độ bền vượt trội nhưng khối lượng nặng, chi phí cao.

 Nhựa: độ bền tốt, nhưng độ thấm ướt kém ở mức chất lỏng thấp, rẻ tiền.

 Vòng sứ Raschig và vòng yên ngựa được sử dụng không thường xuyên. Vì chúng là loại vật liệu đệm cũ, chi phí tương đối thấp và hiệu quả xử lý không cao.

 Vòng Pall được làm bằng nhựa hoặc kim loại và có độ rống từ 90% đến 96%. Vật liệu đệm này hiệu quả hơn nhiều và vẫn được sử dung cho đến ngày nay.

 Vật liệu đệm Intalox mấu mới nhất là sự kết hợp giữa vòng yên ngựa và vòng Pall.

Vật liệu

Tư vấn Xử lý mùi Ks Hoàng Tuấn – ‭094 1107997‬

 

 

 

Đánh giá

Average rating 5 / 5. Vote count: 6

Bạn hãy đánh giá cho bài viết này