Sự cố bể Aerotank trong quá trình vận hành HTXLNT thường phát sinh các sự cố về thiết bị như bơm, máy sục khí, van và các sự cố về quá trình xử lý như bùn nổi, bùn đen, bùn chết phát sinh mùi hôi,…
Trong thực tế, nếu chế độ bảo trì bảo dưỡng thiết bị được đảm bảo, thực hiện quan trắc thường nhật các thông số cơ bản đảm bảo điều kiện hoạt động của hệ thống xử lý nước thải thì có thể kéo dài tuổi thọ thiết bi, các hạng mục công trình và hạn chế các sự cố xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp đã xảy ra sự cố, việc xác định các nguyên nhân dẫn đến sự cố là điều quan trọng hỗ trợ cho công tác thực hiện các giải pháp ứng phó một cách kịp thời. Các nguyên nhân tương ứng với các sự cố thường gặp và biện pháp khắc phục được trình bày dưới đây:
Sự cố bùn hoạt tính lơ lửng bể Aerotank
Triệu chứng 1: Lớp bùn phủ bị chảy ra ngoài theo dòng thải, không còn bùn lắng.
- Do chất hữu cơ quá tải. Khắc phục: Giảm tải lượng hữu cơ.
- Do pH thấp. Khắc phục: thêm độ kiềm.
- Do sự tăng trưởng của nấm sợi (filamentous). Khắc phục: thêm dinh dưỡng, thêm chlorine hay peroxyde để tuần hoàn.
- Do thiếu hụt dinh dưỡng. Khắc phục: thêm dinh dưỡng.
- Do độc tính. Khắc phục: Xác định nguồn, bổ sung tiền xử lý.
- Do thông khí quá nhiều. Khắc phục: giảm thông khí trong khoảng thời gian lưu lượng thấp.
Triệu chứng 2: Một lượng lớn các hạt rắn nhỏ rời khỏi bể lắng.
- Nguyên nhân: bùn cũ: giảm tuổi bùn, gia tăng tốc độ dòng thải.
- Sự hỗn loạn quá mức. Khắc phục: giảm sự hỗn loạn (kiểm soát thổi khí lưu lượng thấp).
Triệu chứng 3: một lượng lớn các phần tử trong mờ, nhỏ rời khỏi bể lắng.
- Do tốc độ tăng trưởng của bùn. Khắc phục: tăng tuổi bùn.
- Do bùn hoạt tính mới, yếu. Khắc phục: giảm nước thải.
Triệu chứng 4: Bùn lắng tốt nhưng lại nổi lên bề mặt trong thời gian ngắn.
- Do sự khử nitrat hoá. Khắc phục: tăng tốc độ tuần hoàn, điều chỉnh tuổi bùn để hạn chế sự khử nitrat.
- Do thông khí quá mức. Khắc phục: giảm sự thông khí.
Triệu chứng 5: các VSV trong bùn hoạt tính chết trong thời gian ngắn.
- Do dòng vào chứa các chất độc tính. Khắc phục: tách bùn hoạt tính (nếu có thể). Tuần hoàn tất cả các chất rắn đang hiện diện. Ngưng cung cấp nước thải. Tăng tốc độ tuần hoàn. Bổ sung các chương trình tiền xử lý.
Triệu chứng 6: Bề mặt của bể hiếu khí bị bao phủ bởi lớp bọt nhờn, dày.
- Do bùn quá già. Khắc phục: giảm tuổi bùn. Tăng lượng nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.
- Do quá nhiều dầu và chất béo trong hệ thống. Khắc phục: tăng cường loại bỏ chất béo. Sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt. Bổ sung các chương trình tiền xử lý.
- Do các vi khuẩn váng bám tạo bọt. Khắc phục: loại bỏ các vi khuẩn này.
Triệu chứng 7: Xuất hiện những đám bọt lớn trên bề mặt bể hiếu khí.
- Do bùn hoạt tính trẻ, lượng bùn ít. Khắc phục: tăng tuổi bùn, giảm cung cấp nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.
- Do các chất tẩy rửa. Khắc phục: hạn chế các chất hoạt động bề mặt, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.
Sự cố liên quan đến sinh khối bể Aerotank
TT | HIỆN TƯỢNG | NGUYÊN NHÂN | VIỆC CẦN KIỂM TRA | GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC |
1 | Trên bề mặt của bể Aeroten xuất hiện những đám bọt màu trắng khó tan hoặc bọt như dạng xà phòng. | -Bùn hoạt tính còn non (Hàm lượng MLSS thấp), cũng có nghĩa là bể Aeroten đang bị quá tải. Hiện tượng này thường gặp trong giai đoạn khởi động bể Aeroten hay tái khởi động sau khi bể bị sự cố chết bùn. Hiện tượng này sẽ hết khi kết thúc quá trình khởi động.
| – Kiểm tra lại tải trọng bể Aeroten (F/M), hàm lượng COD, BOD trong nước thải đầu vào vào và lượng MLSS trong bể Aeroten. – Kiểm tra DO trong bể Aeroten. – Xem xét bùn giống đưa vào nuôi cấy: chất lượng và số lượng.
| – Khi tính toán lại giá trị F/M thực tế, ta sẽ thấy giá trị này cao hơn giá trị thiết kế, do đó cần giảm thải bùn, giảm tải trọng hữu cơ đưa vào cho đến khi lượng bùn trong bể Aeroten phát triển tốt. – Tăng cường tuần hoàn bùn ở mức cao, hạn chế thất thoát bùn ở đầu ra. Có thể sử dụng một số polymer dạng cation đưa vào bể lắng để tăng khả năng lắng bùn, giảm sự trôi bùn. – Duy trì DO khoảng 1-2 mg/l. – Bùn giống phải là bùn khỏe lấy từ các hệ thống xử lý có tính chất tương tự. Sử dụng các chế phẩm sinh học giúp rút ngắn thời gian khởi động hệ thống. |
2 | Việc thải bùn nhiều là nguyên nhân gây quá tải trong bể Aeroten. Những điều kiện bất lợi cho quá trình xử lý sinh học như: – Nước thải đầu vào có chứa các thành phần gây độc cao (kim loại nặng, chất diệt khuẩn, chất sát trùng,…); – Thiếu hụt chất dinh dưỡng; – Nước có hàm lượng muối cao; – pH dao động trong khoảng lớn; – DO thấp, nhiệt độ thấp. Sự giảm đột ngột lượng bùn hoạt tính trong bể Aeroten sẽ gây quá tải cho bể Aeroten. | Kiểm tra và theo dõi theo các vấn đề sau có xảy ra không: – Hàm lượng MLSS bị giảm; – Thời gian lưu bùn bị giảm; – Giá trị F/M tăng; – Hiệu quả làm thoáng kém, DO giảm; – Lưu lượng bùn thải tăng. Kiểm tra chất lượng nước thải đầu vào/ra: về các chất độc, kim loại nặng, pH, hàm lượng muối, nhiệt độ. Kiểm tra lượng chất rắn trong nước sau xử lý. Kiểm tra bùn có bị đóng cục, nổi hay không? Kiểm tra và ghi chép theo dõi sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ nước thải. | Giảm lưu lượng bùn thải xuống mức không lớn hơn 10% trong 1 ngày, cho đến khi hệ thống hoạt động lại bình thường. Tăng cường tuần hoàn bùn ở mức cao, hạn chế thất thoát bùn ở đầu ra. Nếu nguyên nhân là do độc chất thì cần thực hiện việc nuôi cấy mới bùn hoạt tính trong môi trường có độc chất. Những bùn thải có độc chất có thể tuần hoàn quay lại quá trình xử lý. Cần kiểm tra và có những biện pháp kiểm soát các nguồn thải. pH trong bể Aeroten có thể xuống thấp do quá trình nitrification xảy ra. Khi này cần bổ sung kiềm (NaOH) để duy trì pH trong bể Aeroten nằm trong khoảng 6,5-7,5. | |
3 | Xuất hiện bọt màu sáng bóng, nâu đậm trên bể Aeroten | Bể Aeroten đang hoạt động non tải (F/M thấp) do lượng bùn thải ít | Kiểm tra và theo dõi theo các vấn đề sau có xảy ra không: – Hàm lượng MLSS tăng; – Thời gian lưu bùn tăng; – Giá trị F/M giảm; – Hiệu quả làm thoáng kém, DO giảm; – Lưu lượng bùn thải ít; – Nhiệt độ tăng. | Tăng lưu lượng bùn thải nhưng không lớn hơn 10% trong 1 ngày, cho đến khi hệ thống hoạt động lại bình thường trở lại và xuất hiện bọt màu nâu nhạt trên mặt bể Aeroten. |
4 | Xuất hiện lớp bọt váng dày và bọt màu nâu đậm trên bể Aeroten | Tải trọng bể Aeroten quá thấp do quy trình thải bùn chưa hợp lý.
| Kiểm tra và theo dõi theo các vấn đề sau có xảy ra không: – Hàm lượng MLSS tăng; – Thời gian lưu bùn tăng; – Giá trị F/M giảm; – Hiệu quả làm thoáng kém, DO giảm; – Lưu lượng bùn thải ít; – Tăng hàm lượng NO3 trong nước thải đầu ra (>1 mg/l). | Tăng lưu lượng bùn thải nhưng không lớn hơn 10% trong 1 ngày, cho đến khi hệ thống hoạt động lại bình thường trở lại và xuất hiện bọt màu nâu nhạt trên mặt bể Aeroten. |
5 | Xuất hiện lớp bọt váng dày và bọt màu nâu đậm trên bể Aeroten (tiếp theo) | Váng dầu mỡ xâm nhập vào bể Aeroten
| Kiểm tra hàm lượng dầu mỡ trong nước thải đầu vào. Kiểm tra hiệu quả loại bỏ dầu mỡ của các công trình xử lý hóa lý trước đó | Kiểm tra và kiểm soát nguồn thải theo đúng thông số thiết kế. Xem xét điều chỉnh hoạt động của các công trình xử lý hóa lý. |
6 | Xuất hiện trên bể Aeroten bọt màu nâu đậm, như mỡ và rất khó tan có thể có cả trong nước thải đầu ra | Tồn tại loại vi khuẩn filamentous | Kiểm tra xác định lại các chủng loại vi khuẩn có trong bể Aeroten. | Kiểm soát chất lượng nước đầu vào và việc tuần hoàn mỡ và các chất béo. Giảm thời gian lưu bùn xuống 2-9 ngày, thu gom bọt trên bể làm thoát và bọt trên bể lắng. |
7 | Xuất hiện trên bể Aeroten bọt màu nâu đậm và đa số là bọt màu đen như bọt xà phòng. Nước thải trong bể Aeroten có màu nâu đậm và đen, có mùi hôi thối | Bể Aeroten đang hoạt động trong điều kiện thiếu khí. | Kiểm tra lại DO. Kiểm tra máy thổi khí và hệ thống phân phối khí. Kiểm tra lại MLSS. | Tăng cường quá trình làm thoáng và duy trì DO trong bể Aeroten trong khoảng 1-2 mg/l. Kiểm tra nếu có tắc nghẽn, rò rỉ hoặc hư hỏng trên hệ thống làm thoáng thì vệ sinh, sửa chửa, hoặc thay thế các bộ phận này. Nếu MLSS quá cao thì tăng cường thải bỏ bùn đến giá trị F/M thích hợp. |
Tham khảo cách tính toán bể Aerotank và các bể trong hệ thống xử lý nước thải tại đây
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Môi trường Nam Việt chuyên tư vấn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, hoá chất lò hơi. Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn hay báo giá vui lòng liên hệ Hotline 0932562177
Bài viết liên quan
Tầm Quan Trọng Của Tái Sử Dụng Nước Thải và Giải Pháp Hiện Nay Tại Việt Nam
1. Tại sao tái sử dụng nước thải là cần thiết? Nước là tài nguyên...
Công nghệ tái sử dụng nước thải hay được áp dụng
Lợi ích của việc tái sử dụng nước thải Tiết kiệm tiền mua nước sạch...
Tìm hiểu về Tái sử dụng nước thải
Vì sao cần phải Tái sử dụng nước thải “Tái sử dụng nước thải sau...