Giới thiệu bể Unitank

Cấu tạo đơn giản nhất của một bể Unitank là một khối bể hình chữ nhật được chia là 3 ngăn, 3 ngăn này thông thủy nhau bằng cửa mở ở phần tường chung. Trong mỗi ngăn có 1 máy sục khí bề mặt và cánh khuấy. Hai ngăn ngoài có thêm hệ thống máng tràn nhằm thực hiện cả 2 chức năng: vừa là bể Aeroten (sục khí) và bể lắng. Nước thải được đưa vào từng ngăn. Nước sau xử lý theo máng tràn ra ngoài; bùn sinh học dư cũng được đưa ra khỏi hệ từ hai ngăn ngoài.

Nguyên lý hoạt động của bể Unitank

bể Unitank

 Pha chính thứ nhất bể Unitank:

Nước thải được nạp vào ngăn A. lúc này ngăn A đang sục khí. nước thải vào sẽ được hòa trộn với bùn hoạt tính. Các hợp chất hữu cơ được hấp thụ và phân hủy một phần, quá trình này gọi là sự tích lũy. Từ ngăn A, hỗn hợp bùn lỏng (nước + bùn) chảy qua ngăn B và tiếp tục được sục khí. Bùn sẽ phân hủy nốt các chất hữu cơ hấp thụ ở ngăn A, quá trình này gọi là sự tái sinh.

Cuối cùng hỗn hợp bùn lỏng tới ngăn C, ở đây không sục khí và không khuấy trộn. trong điều kiện tĩnh lặng, các hạt bùn lắng xuống do trọng lực, còn nước trong được thu ra bằng máng tràn. Bùn sinh học dư được loại bỏ tại ngăn C. để tránh sự lôi cuốn bùn từ A, b và tích lũy ở C, hướng dòng chảy thay đổi sau 120 – 180 phút (sự chuyển pha).

Pha trung gian thứ nhất bể Unitank

Mỗi pha chính được tiếp nối bằng một pha trung gian. Chức năng của pha này là chuyển đổi ngăn sục khí thành ngăn lắng. nước thải được nạp vào ngăn B và cả 2 ngăn A, C đều đang trong quá trình lắng. Trong thời gian này, pha chính tiếp theo (với hướng dòng chảy ngược lại) được chuẩn bị, đảm bảo cho sự phân tách tốt, dòng ra sạch.

Pha chính thứ hai bể Unitank

Pha này tương tự như pha chính thứ nhất nhưng với dòng chảy ngược lại, nước thải được nạp vào ngăn C, chảy qua B tới A. Ngăn A bây giờ đóng vai trò là ngăn lắng (không sục khí, không khuấy trộn).

Pha trung gian thứ hai bể Unitank

Pha này đối nghịch với pha trung gian thứ nhất, ngăn sục khí C bây giờ sẽ chuyển thành ngăn lắng trong khi ngăn A đang ở phần cuối của quá trình lắng và ngăn B sục khí, pha này chuẩn bị cho hệ thống bước vào pha chính thứ nhất và bắt đầu chu trình mới.

Hoạt động của bể gồm 2 pha chính và 2 pha trung gian.

Ưu điểm của bể Unitank

  • Do quá trình xử lý và lắng trong cùng 1 bể nên tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm được diện tích;
  • Quá trình lắng tại chổ nên không cần hút bùn ra nên có thể điều chỉnh sinh khối cho lần hoạt động lần sau;
  • Quá trình sục khí và lắng từng mẻ của Unitank có ưu điểm là dễ dàng điều chỉnh được quá trình xử lý và có khả năng khử được nitơ, phospho.

Nhược điểm của bể Unitank

  • Nếu dùng máng thu nước tại ngăn A, C, trong quá trình sục khí thì hỗn hợp bùn và nước thải chảy vào máng thu nên giai đoạn xả nước ban đầu sẽ mang theo một ít lượng cặn;
  • Việc thu gom bùn dư khó khăn do đáy bể bằng phẳng, nồng độ bùn loãng

Công ty Cổ phần Kỹ thuật Môi trường Nam Việt chuyên tư vấn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, hoá chất lò hơi. Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn hay báo giá vui lòng liên hệ Hotline 0932562177

Đánh giá

Average rating 4.3 / 5. Vote count: 9

Bạn hãy đánh giá cho bài viết này