Hiệu ứng nhà kính tiếng anh là: Greenhouse Effect
Hiệu ứng nhà kính là gì
- Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng giữ nhiệt trong tầng thấp khí quyển do sự hấp thụ và bức xạ lại từ mây và các chất khí (VD: hơi nước, CO2, N2O) đối với bức xạ sóng dài từ trái đất.
- Bức xạ sóng ngắn đến, gồm ánh sáng thấy được và nhiệt được hấp thụ bởi các vật chất và rồi hoạt động như các vật đen bức xạ trở lại ở dạng sóng dài hơn.
- Các chất nhất định (VD: CO2) hấp thụ bức xạ sóng dài, được nó đốt nóng lên, rồi bắt đầu bức xạ vẫn dưới dạng sóng dài về mọi hướng, một số hướng xuống dưới. Sự đốt nóng thật sự trong nhà kính chủ yếu gây nên bởi kính ngăn không khí nóng đi ra và không khí lạnh đi vào.
- Sự tăng rõ rệt nồng độ khí nhà kính trong khí quyển do đốt các nhiên liệu hóa thạch chẳng hạn, có thể dẫn đến tăng nhiệt độ khí quyển toàn cầu.
- Hiệu ứng cách nhiệt gây nên bởi các khí nhà kính giống như tấm kính ở nhà kính (tức là nó trong suốt đối với bức xạ sóng ngắn đi tới, nhưng có phần mờ đục đối với bức xạ sóng dài được bức xạ lại).
- Hiệu ứng nhà kính là hiệu quả giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển nhờ sự hấp thụ và phát xạ trở lại bức xạ phát xạ sóng dài từ mặt đất bởi mây và các khí như hơi nước, CO2, N2O, CH4, O3, CFC, SF6, làm giảm lượng nhiệt thoát ra không trung từ hệ thống trái đất, giữ nhiệt một cách tự nhiên, duy trì nhiệt độ trái đất cao hơn khoảng 30oC so với khi không có các chất khí đó.
Hiệu ứng nhà kính là gì, tác hại hậu quả và sự nguy hiểm
Khí nhà kính là gì
Khí nhà kính là các phần tử khí trong khí quyển (bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo) có khả năng hấp thụ và phát xạ ngược trở lại các bức xạ hồng ngoại.
Khí nhà kính là các phần tử khí trong khí quyển (bao gồm cả tự nhiên và nhân tạo) có khả năng hấp thụ và phát xạ các bức xạ nhiệt ở các bước sóng nằm trong phổ nhiệt mà bị phát xạ từ bề mặt Trái Đất, từ bầu khí quyển và từ mây.
Khí gây hiệu ứng nhà kính
Một số khí nhà nhà kính đặc trưng như: hơi nước, CO2, N2O, CH4, O3, CFC, SF6
Các khí nhà kính làm giảm lượng bức xạ của trái đất thoát ra vũ trụ, do đó làm nóng tầng bên dưới khí quyển và bề mặt trái đất, vì vậy gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một số giải pháp giảm hiệu ứng nhà kính
Đối với lĩnh vực năng lượng:
- Sử dụng điều hòa nhiệt độ hiệu suất cao
- Chuyển đổi sử dụng LPG thay xăng trong giao thông vận tải
- Chuyển đổi sử dụng ethanol thay xăng trong giao thông vận tải
- Phát triển nhiệt điện sinh khối
- Phát triển thủy điện nhỏ
- Phát triển điện gió
Đối với lĩnh vực công nghiệp:
- Áp dụng những công nghệ sẵn có tốt nhất cho từng ngành công nghiệp cụ thể
- Hạn chế sử dụng môi chất lạnh
- Sử dụng môi chất lạnh thay thế thân thiện với môi trường
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp:
- Áp dụng nông lộ phơi, tưới khô ướt xen kẽ hoặc hệ thống canh tác lúa cải tiến (AWD/SRI)
- Tái sử dụng phế phụ phẩm lúa làm phân ủ compost
- Trồng rừng hỗn giao các loài cây bản địa gỗ lớn theo phương thức trồng tập trung
- Khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng kết hợp trồng bổ sung cây bản địa dưới tán rừng
- Quản lý rừng cộng đồng theo chủ trương xã hội hóa nghề rừng kết hợp trồng bổ sung cây bản địa dưới tán rừng
Đối với lĩnh vực chất thải:
- Thu hồi khí Mêtan từ các bãi chôn lấp rác thải/công trình xử lý nước thải
- Sản xuất compost từ nguồn rác thải hữu cơ
- Kết hợp công nghệ chôn lấp chất thải với đốt rác phát điện
Kiểm kê phát thải khí nhà kính là gì?
- Kiểm kê phát thải khí nhà kính là một dạng kiểm kê phát thải nhằm định lượng mức độ phát thải các khí nhà kính và xác định nguồn phát thải các khí này trong một không gian nhất định.
- Thông thường, kiểm kê phát thải có thể được thực hiện ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố hay cũng có thể được tính ở quy mô nhà máy, khu công nghiệp.
- Mục tiêu của hoạt động kiểm kê phát thải khí nhà kính có thể rất đa dạng, nhưng nhìn chung vẫn hướng đến việc kiểm soát mức độ phát thải khí nhà kính vào khí quyển, để xây dựng các giải pháp giảm thiểu tác động của các khí này, từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Trong tập tài liệu hướng dẫn thực hiện kiểm kê phát thải của IPCC, kiểm kê được tập trung vào 6 nhóm ngành chủ yếu như năng lượng, các quá trình công nghiệp, các dung môi và sử dụng sản phẩm khác, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp, và rác thải.
Các phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính
Xác định tải lượng phát thải bằng phương pháp đo đạc.
Ưu điểm: có thể định lượng được mức độ phát thải ở tỉ lệ chính xác cao.
Nhược điểm:
- Kinh phí thực hiện cao
- Tiêu tốn nhiều thời gian, công sức
- Trị số đo có thể không chính xác do sai số
Xác định tải lượng phát thải bằng phương pháp cân bằng vật chất.
Ưu điểm: dễ dàng thực hiện, mức độ chính xác cao
Nhược điểm:
- Khó xác định hàm lượng chất ô nhiễm thất thoát theo không khí, nước thải hay chất thải rắn.
- Sai sót nhỏ khi tính toàn tổn thất sai số lớn trong tính toán tải lượng phát thải của nhà máy.
Xác định tải lượng phát thải bằng hệ số phát thải
Ưu điểm:
- Tiết kiệm thời gian chi phí đo đạc
- Ước lượng được tải lượng các nguồn phát thải hiện hữu, dự báo được mức độ phát thải trong tương lai
Nhược điểm: sự khác biệt giữa công nghệ
Công ty Cổ phần Kỹ thuật Môi trường Nam Việt chuyên xử lý nước thải, nước sạch, nước RO, nước mềm cấp cho lò hơi, hoá chất bảo trì lò hơi. Quý khách có nhu cầu tư vấn vui lòng liên hệ Hotline 0932562177
Bài viết liên quan
Quy Trình Tái Sử Dụng Nước Thải
Tái sử dụng nước thải đã trở thành một giải pháp bền vững và quan...
Tác hại của xả rác đối với môi trường và sức khỏe con người
Xả rác bừa bãi đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu...
Giải pháp sử dụng công nghệ lọc RO xử lý nước nhiễm mặn
Tình trạng nước nhiễm mặn và thách thức tại Việt Nam Tình trạng nước nhiễm...