Độ cứng của nước là gì?
- Độ cứng là tổng hàm lượng ion calcium (Ca2+) và magnesium (Mg2+) trong nước.
Tác hại của độ cứng trong nước.
- Tiêu hao bột giặt
- Đóng cặn làm nghẹt vòi nước, đường ống
- Đóng cặn ở thiết bị truyền nhiệt làm tiêu hao nhiên liệu đốt
- Truyền nhiệt kém làm nguy cơ quá nhiệt, nổ ống ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và an toàn
Tiêu chuẩn độ cứng trong nước
- Theo QCVN 02-2009 của bộ Y tế thì độ cứng tổng trong nước cấp cho phép lên tới 350mg/l, tuy nhiên theo đánh giá của chúng tôi thì mức này khá là cao, sẽ gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt, cần phải xử lý để giảm độ cứng xuống.
- Trong sản xuất tùy theo ngành sản xuất mà có yêu cầu riêng với độ cứng trong nước cấp.
- Thường nước mềm quy định độ cứng tổng =<3mg/l
- Tuy nhiên một số ngành sản xuất yêu cầu nghiêm ngặt hơn có thể yêu cầu độ cứng tổng =0mg/l
Cách kiểm tra độ cứng trong nước
Dùng thuốc thử nhanh độ cứng của Nam Việt
Bước 1: Lấy 20 ml nước sau hệ thống làm mềm.
Bước 2: Cho 02 giọt thuốc thử độ cứng vào mẫu nước trên.
Bước 3: Lắc nhẹ cho thuốc thử tan trong nước
Bước 4: Xem màu: Nếu nước màu đỏ là độ cứng không đạt, nước có màu xanh là độ cứng đạt.
Lưu ý: Khi kiểm tra nước mềm có màu ĐỎ là không đạt yêu cầu cấp cho lò hơi, cần tiến hành tái sinh khẩn cấp hệ thống làm mềm
Kiểm tra độ cứng trong nước bằng phương pháp chuẩn độ TCVN 6224:1996
Chuẩn bị hóa chất
- Dung dịch chuẩn EDTA 0.02N
Cân 18.6g EDTA.2Na hòa tan với nước cất, sau đó định mức lên 500ml ở 60˚C. Để dung dịch qua đêm, sau đó pha loãng 10 lần để được dung dịch EDTA 0.02N.
- Dung dịch đệm pH = 10
Hòa tan 16.75g NH4Cl vào 142.5ml NH4OH đậm đặc. Định mức bẳng nước chất lên 500ml.
- Dung dịch che:
Cân 5g Na2S.9H2O hòa tan, định mức bằng nước cất để được 100ml. (chuyển ngay vào chai thủy tinh, đậy kín nắp).
- Chỉ thị ETB:
Cân 0,5g ETB + 4,5g hydroxylamine (NH2OH.HCl) hòa tan hoàn toàn trong 100ml ethanol. (bảo quản trong chai thủy tinh sẫm màu).
Dụng cụ thí nghiệm:
Erlen 250ml, pipet 25ml, buret 25ml, giá đỡ buret, ống hút nhỏ giọt.
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Dùng pipet 25ml lấy chính xác 25ml nước sau hệ thống làm mềm vào erlen.
Bước 2: Thêm vào erlen 2ml dung dịch đệm pH=10, 1ml dung dịch chất che và 2-3 giọt chỉ thị ETB. Lắc đều.
- Nếu dung dịch trong erlen xuất hiện màu xanh => độ cứng trong mẫu <3mg/l => đạt, nằm trong giới hạn kiểm soát.
- Nếu dung dịch trong erlen xuất hiện màu đỏ => phát hiện độ cứng trong mẫu, tiến hành bước tiếp theo để xác định chính xác độ cứng trong mẫu.
Bước 3: Tiến hành chuẩn độ độ cứng bằng dung dịch chuẩn EDTA 0.02N.
Đặt buret chứa 25ml dung dịch chuẩn EDTA 0.02N lên giá đỡ buret. Đặt erlen phía dưới buret và tiến hành chuẩn độ. Nhỏ từng giọt EDTA 0.02N xuống erlen cho đến khi erlen chuyển từ màu đỏ sang màu xanh da trời. Kết thúc chuẩn độ, ghi nhận lượng EDTA tiêu tốn (Vml).
Độ cứng có trong mẫu nước sẽ bằng thể tích EDTA tiêu tốn trong chuẩn độ nhân với 40.
Trong đó:
Đơn vị độ cứng: mgCaCO3/l
CEDTA: nồng độ đương lượng EDTA = 0.02N
Vmẫu: thể tích mẫu lấy ban đầu = 25ml
Hệ thống làm mềm Xử lý độ cứng trong nước bằng phương pháp trao đổi ion
Hệ thống làm mềm do Nam Việt lắp đặt tại nhà máy bia Heineken Vũng Tàu
Hệ thống làm mềm khử độ cứng cấp cho lò hơi do Nam Việt lắp đặt.
Để xử lý độ cứng có nhiều phương pháp: dùng vôi, đun nóng, trao đổi ion… trong đó phương pháp trao đổi ion được sử dụng phổ biến vì hiệu quả và dễ vận hành.
Quý Khách hàng tìm hiểu tham khảo thêm về hệ thống làm mềm xử lý độ cứng vui lòng tham khảo tại đây.
Nam Việt với kinh nghiệm 10 năm chuyên xử lý độ cứng, có thể đưa độ cứng về mức thấp hoặc 0mg/l. Quý khách có nhu cầu lắp đặt hệ thống làm mềm xử lý độ cứngcứng vui lòng liên hệ Hotline 0932562177 để được hỗ trợ và tư vấn.
Bài viết liên quan
Lắp đặt lọc nước nhiễm phèn cho hộ gia đình – Giải pháp hiệu quả bảo vệ sức khỏe gia đình bạn
Nước nhiễm phèn là tình trạng phổ biến ở nhiều vùng nông thôn và vùng...
Vai trò của Tháp cắt áp nước trong hệ thống cấp nước sạch thành phố Hồ Chí Minh.
Tháp cắt áp nước ở Thành phố Hồ Chí Minh Lần đầu tiên vào Sài...
Tầm Quan Trọng Của Tái Sử Dụng Nước Thải và Giải Pháp Hiện Nay Tại Việt Nam
1. Tại sao tái sử dụng nước thải là cần thiết? Nước là tài nguyên...