Sự cố Môi trường là gì
Sự cố môi trường là các sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên gây ô nhiễm suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
Một số ví dụ về sự cố môi trường đã xảy ra trong môi trường đô thị.
- Tai nạn tại chi nhánh công ty sản xuất phân bón Đặng Huỳnh ( Quận 12, TP.HCM) ngày 17/10/2014.
Nguyên nhân:
- Công ty thu mua hóa chất không rõ nguồn gốc về để sản xuất phân bón, trong đó có khoảng 500 kg hóa chất là những loại tiền chất gây nổ như kali clorat, Potassium nitrat, Amoni hyđroxit, nhưng không được lưu giữ đúng kỹ thuật.
- Công nhân sử dụng bếp gas mini lấy nguồn nhiệt tạo màng co cho các chai phân vi sinh thành phẩm, do bất cẩn khí gas rò rỉ bén vào hóa chất sản xuất gần đó gây nổ.
Hậu quả: 3 người chết, 5 người bị thương, 7 căn nhà sập hoàn toàn, 40 căn nhà bị ảnh hưởng
- Sự cố cháy kho hóa chất của công ty TNHH Tân Hùng Thái vào ngày 17/4/2014 làm tràn 500 tấn hóa chất ra kênh số 6
- Sự cố trong quá trình chuyên chở hóa chất độc hại (axit) bằng tàu hỏa sử dụng thùng phuy nhưng thùng phuy đựng axit bị hở nắp van khiến axit rò rỉ ra môi trường tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
- Tai nạn hóa chất tại công ty Cổ phần Dệt Phong Phú, TPHCM vào tháng 7/2013: nguyên nhân do pha chế hóa chất không nhuộm vải không đúng cách (dung dịch NaOH và glucozơ 5%) dẫn đến phát nổ; hậu quả: 3 người bị thương nặng;
- Sự cố hỏa hoạn vì chập điện gây cháy bồn hóa chất tại công ty TNHH PND Chemitech (KCN Hạnh Phúc, Đức Hoà, Long An) vào ngày 30/10/2012 dẫn đến hậu quả là toàn bộ bồn hóa chất bị thiêu rụi. Ước tính thiệt hại trên 400 tấn hóa chất thành phẩm, trị giá hơn nửa tỉ đồng.
- Sự cố kỹ thuật dẫn đến vụ vỡ ống dẫn nguyên liệu tại nhà máy thép Pomina 3 ( KCN Phú Mỹ, BR-VT) ngày 11/4/2014 hậu quả 12 công nhân bị bỏng nặng
- Sự cố cháy nổ hóa chất tại khu vực nhà chờ bến xe Cần Thơ ngày 28/2/2013 do hành khách đựng các loại hóa chất dễ gây cháy nổ vào cùng một bao bì khiến các hóa chất này tương tác gây cháy nổ, hậu quả 3 người bị thương.
- Sự cố xả bùn tẩy rửa phốt pho xuống hồ nước tự nhiên của nhà máy sản xuất Phốt pho vàng số 4 thuộc Công ty cổ phần Hóa chất Đức Giang – Lào Cai tại cụm công nghiệp Tằng Loỏng, tỉnh Lào Cai vào ngày 25/9/2009, hậu quả gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ, khiến toàn bộ số các trong hồ bị chết.
- Sự cố nổ hóa chất trong kho lưu trữ tại nhà máy nhiệt điện Hải Phòng vào ngày 3/8/2010, hậu quả 2 người chết và 5 người bị thương.
- Đường ống dẫn nước thải giữa các công trình đơn vị trong HTXLNT dẫn đến rò rỉ, đổ tràn nước thải ra ngoài, nguyên nhân do đường ống bị tắc nghẽn, hỏng vỡ do không được bảo trì thường xuyên hoặc do sự cố bất khả kháng, hậu quả gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận xung quanh, phát tán mùi hôi…
- Các sự cố về vi sinh dẫn đến nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn nguyên nhân do bùn nổi, lắng kém, bùn có màu lạ, thiếu bùn, nổi bọt trắng, có mùi hôi.
Sự cố môi trường bắt nguồn từ con người
Một số yêu cầu quản lý sự cố Môi trường trong đô thị liên quan đến khí thải?
TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN KÝ THUẬT VỀ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI NGUY HẠI.
Để phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra trong hoạt động xử lý CTNH bằng công nghệ đốt, chủ hành nghề xử lý CTNH phải:
- Tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật về lò đốt CT Công nghiệp như:
+ Chiều cao ống khói đảm bảo yêu càu về chất lượng kk xung quanh khi phát tán vào mt KK, but không đc thấp hơn 20m tính từ mặt đất, 40m tính từ chân ống khói có vật cản lớn như nhà , rặng cây cao .. thì óng khói phải cao hơn tối thiểu 3m so với điểm cao nhất của vật cản.
+ Ống khói phải có điểm lấy mẫu khí thải với đường kính hoặc độ rộng mỗi chiều tối thieur 10cm, có nắp đậy để điều chỉnh độ mở rộng…
+ Không được trộn không khí bên ngoài vào để pha loãng không khí thải kể từ điểm ra vùng đốt thứ cấp đến vị trị có độ cao 2m tính từ điểm lấy mẫu khí thải trên ống khói.
+ Lò đốt CTNH phải có hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn theo quy trình hoạt động bao gồm các công đoạn chính: giải nhiệt khi thải nhanh,xử lý bụi, xử lý các thành phần độc hại trong khí thải
+ Tuân thủ thông số kỹ thuật của lò đốt.
- Chất thải trước khi nạp vào lò đốt phải được kiểm soát để không ảnh hưởng đến việc vận hành bình thường của lò đốt. Phải chuẩn bị đủ lượng chất thải để đảm bảo mỗi lần vận hành lò đốt CTNH không dưới 24 giờ liên tục.
- Lò đốt CTNH phải lắp thiết bị giám sát tự động liên tục để đo và ghi lại thông số nhiệt độ.
- Phải bố trí máy ghi hình trực tiếp để quan sát quá trình thiêu đốt
- Lập nhật ký vận hành lò đốt CTNH
ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN AN TOÀN
- Lắp đặt phương tiện chiếu sáng và các thiết bị điện khác tại vị trí cần thiết.
- Phải sử dụng thiết bị chịu lửa đv nơi lưu trữ dung môi có nhiệt độ bất cháy thấp hoặc bụi hóa chất mịn
- Trang bị đầy đủ trang thiết bị dụng cụ ứng phó sự cố xảy ra tại khu vực nhạy cảm.
ĐÀO TẠO, HUẤN LUYỆN, TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC VỀ BC MÔI TRƯỜNG VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
- Lập danh sách cá đối tượng nguy hiểm theo các hướng gió chính và theo phạm vi
- Hướng dẫn ứng phó sự cố xảy ra như: phương án sơ tán, phạm vi nhỏ, phạm vi lớn ra đối với toàn thể nhân viên. Thực hiện các buổi diễn tập về phòng ngừa ứng phó sự cố MT do hệ thống lò đốt CTNH
Bài viết liên quan
Quy Trình Tái Sử Dụng Nước Thải
Tái sử dụng nước thải đã trở thành một giải pháp bền vững và quan...
Tác hại của xả rác đối với môi trường và sức khỏe con người
Xả rác bừa bãi đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu...
Giải pháp sử dụng công nghệ lọc RO xử lý nước nhiễm mặn
Tình trạng nước nhiễm mặn và thách thức tại Việt Nam Tình trạng nước nhiễm...