Đặc điểm | MBR (Membrane Bio-Reactor) | MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) |
Giới thiệu | Công nghệ kết hợp 2 quá trình trong một bể: – Công nghệ bùn hoạt tính – Tách sinh khối vi sinh bằng màng | – Công nghệ sử dụng giá thể để vi sinh dính bám, sinh trưởng và phát triển trong bể Aerotank truyền thống |
Ưu điểm MBR và MBBR | – Tiết kiệm diện tích, mặt bằng, chi phí xây dựng – Nước thải sau xử lý có BOD, COD thấp – Dễ tăng công suất khi mở rộng quy mô bằng cách tăng nồng độ bùn và diện tích màng lọc – Không cần bể lắng, lọc, khử trùng | – Tiết kiệm diện tích hơn Aerotank truyền thống – Mật độ vi sinh trên đơn vị thể tích cao hơn so với hệ thống xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính truyền thống – Phân bố vi sinh đồng đều hơn trong bể xử lý – Tăng diện tích tiếp xúc giữa vi sinh và nước thải – Nước thải sau xử lý có chất lượng BOD, COD thấp – Dễ áp dụng với các bể đang xử lý hiện hữu |
Nhược điểm | – Màng thường hay bị nghẽn – Phải sử dụng hóa chất để làm sạch màng (khoảng 6 – 12 tháng, tùy vào tính chất nước thải) | – Cần các công trình lắng, lọc phía sau MBBR – Tùy chất lượng giá thể (MBBR) mà khả năng bám dính của vi sinh vật khác nhau – Giá thể dễ vỡ sau một thời gian sử dụng |
Bổ sung vi sinh | MBR và MBBR Luôn cần một lượng vi sinh bổ sung và duy trì | |
Nguyên lý xử lý phospho bằng pp sinh học | Việc khử phospho trong hệ thống sinh học có các cơ chế sau: – Nhiều vi khuẩn có khả năng dự trữ một lượng dư phospho như polyphospho trong tế bào của chúng (những sinh vật này gọi chung là PAOs) – Dưới điều kiện kị khí, PAOs sẽ chuyển hóa những sản phẩm lên men (như acid béo bay hơi) thành những sản phẩm dự trữ bên trong tế bào, đồng thời phóng thích phospho từ những polyphosphat được dự trữ – Dưới điều kiện hiếu khí, năng lượng được sinh ra từ phản ứng oxi hóa những sản phẩm dự trữ và khi đó polyphotphat tích lũy trong tế bào tăng lên – Phospho được loại bỏ khỏi quá trình từ việc thải bùn dư | |
Xử lý phospho | Hệ thống xử lý phospho hiệu quả, tùy thuộc vào nồng độ phospho đầu vào, hiệu quả sẽ giảm dần trong 2 năm đầu tiên. Sau đó, nếu nước thải đầu vào có hàm lượng P cao cần phải vệ sinh màng hay thay màng và rút bùn liên tục. | Hệ thống xử lý P hiệu quả, tùy thuộc nồng độ phospho đầu vào mà hiệu quả sẽ giảm dần trong 2 năm đầu tiên. Sau đó, nếu nước thải đầu ra có hàm lượng P cao cần phải rút bùn liên tục. |
Thải bùn WAS | – MBR vận hành đơn giản, ít xảy ra sự cố – Khối lượng bùn WAS ít hơn MBBR | – MBBR thường có nhiều sự cố, vận hành tương tự Aerotank – Khối lượng WAS ít hơn Aerotank. Rút bùn tương tự như Aerotank |
Vấn đề cần quan tâm | – Rút bùn bằng cách nào? – Khối lượng bùn rút bao nhiêu? – Khi nào thì rút bùn? | – Chất lượng giá thể? – Loại giá thể? |
Tuổi thọ | Thông thường là 2 năm. (tùy thuộc vào NSX) | Thông thường là 2 năm. (tùy thuộc vào NSX) |
Bài viết liên quan
Công nghệ tái sử dụng nước thải hay được áp dụng
Lợi ích của việc tái sử dụng nước thải Tiết kiệm tiền mua nước sạch...
Tìm hiểu về Tái sử dụng nước thải
Vì sao cần phải Tái sử dụng nước thải “Tái sử dụng nước thải sau...
Công nghệ xử lý nước sạch từ nước sông
Hệ thống xử lý nước sông thành nước sạch do Nam Việt thực hiện tại...