Tháng 7/2021 Công ty Cổ phần Kỹ thuật Môi trường Nam Việt đã khởi công xây dựng công trình xử lý nước thải chăn nuôi heo tại Daklak
Chủ dự án: Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn chăn nuôi De Heus
Địa điểm thực hiện dự án: Xã Ea M‟Droh, huyện Cư M‟gar, tỉnh Đắk Lắk.
Công suất: 1200m3/ngày (2 giai đoạn).
Toàn bộ hệ thống thu gom nước thải của Dự án được xây dựng kiên cố và đặt ngầm dưới đất (Đường ống nhựa HDPE, đường kính 400 mm); có tạo độ dốc, chảy tự nhiên; đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác.
Quy trình xử lý nước thải của Hệ thống xử lý nước thải tập trung (Công suất 1.200 m3/ngày đêm, hệ số an toàn của hệ thống là 1,2):
Nước thải (Thu gom chung với phân lợn) → Bể thu gom (Ngăn 1) → Bơm, ép tách phân; nước thải sau khi đã tách phân → Bể thu gom (Ngăn 2) → Hầm biogas 1 → Hầm biogas 2 → Hồ điều hòa → Bể trung gian 1 → Bể UASB → Bể trung gian 2 → Bể Anoxic 1 → Bể Aerotank 1 → Bể Anoxic 2 → Bể Aerotank 2 → Bể lắng sinh học → Bể khử trùng → Hồ sinh học 1 → Hồ sinh học 2 → Hồ sinh học số 3 → Nguồn tiếp nhận.
Kỹ sư Nam Việt đang đặt ống chờ
Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi do đội ngũ kỹ sư Nam Việt ETC thiết kế
Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án: Suối cạn (chảy về Suối Ea M’droh, phía Nam dự án). Yêu cầu nước thải phải đảm bảo đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (Cột A với hệ số Kq= 0,9 và Kf = 0,9) trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Bài viết liên quan
Tầm Quan Trọng Của Tái Sử Dụng Nước Thải và Giải Pháp Hiện Nay Tại Việt Nam
1. Tại sao tái sử dụng nước thải là cần thiết? Nước là tài nguyên...
Công nghệ tái sử dụng nước thải hay được áp dụng
Lợi ích của việc tái sử dụng nước thải Tiết kiệm tiền mua nước sạch...
Tìm hiểu về Tái sử dụng nước thải
Vì sao cần phải Tái sử dụng nước thải “Tái sử dụng nước thải sau...